Tư vấn

NHÀ TÂM LONG - TRÁI TIM LONG VIỆT

NHÀ TÂM LONG - TRÁI TIM LONG VIỆT

Nhà Tâm Long được khởi công vào đầu năm 2010, đây là công trình có thời gian thi công lâu nhất ở Long việt khi nhiều người thợ chuyên nghiệp phải thực hiện tỉ mỉ suốt hơn 1 năm trời mới hoàn thành. Quá trình thi công ngôi nhà này cũng xảy ra rất nhiều chuyện kỳ lạ về việc gia chủ luôn được báo trước những sự việc sẽ xảy đến hay những điều may mắn luôn được dự báo trước.

Tên gọi “Tâm Long” mang ý nghĩa trái tim của Rồng. Nhà Tâm Long được coi là tâm huyết của Long Việt, tọa lạc ở trung tâm và trên khu đất cao nhất khuôn viên. Đây là không gian được trưng bày rất nhiều những bảo vật có giá trị văn hóa tinh thần lớn.

Bản sao “Chiếu dời đô”

Bản sao chiếu rời đô được khắc trên gỗ Vàng Tâm 

Có lẽ điều đặc biệt nhất trong ngôi nhà Tâm Long là ở bản sao “Chiếu dời đô” của Vua Lý Công Uẩn. Tương truyền sau khi vua Lý Công Uẩn băng hà, để lưu giữ và tri ân công lao của ông với non sông xã tắc, các triều đại sau là hậu duệ nhà Lý đã sao chép từ bản chính của chiếu dời đô thành 12 bản (ước tính vào năm 1028) để tặng cho các quan tri phủ. Qua thời gian, 11 bản khác đã hoàn toàn bị thất lạc. Bản hiện tại ở Long Việt là bản sao duy nhất còn lại được tìm thấy và lưu truyền đến ngày nay. 

“Sơn hạc”, “Tùng hạc”- Hai bức tranh được làm từ hàng ngàn đồng chinh cổ 

Bức "Tùng hạc"

Bức "Sen hạc" 

Ở trong ngôi nhà Tâm Long còn có 2 bức tranh cổ là bức “Tùng hạc” và “Sen hạc”. Hai bức tranh này được làm bằng hàng ngàn đồng chinh cổ, do các nghệ nhân lành nghề khi xưa dùng keo gắn lại, khảo chìm xuống, dùng một lượng vàng mỏng dát lên trên suốt nhiều tháng trời. Khung tranh cũng được làm bằng cây gỗ mít có tuổi đời trên 100 năm. Có thể nói, xét trên cả về văn hóa và kinh tế thì 2 bức tranh này đều được xem là vô giá.

Tủ và bàn ghế của hoàng hậu Nam Phương 

Hoàng hậu Nam Phương là vị Hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn cũng là Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam. Sau khi được sắc phong, Hoàng hậu được Vua Bảo Đại lệnh cho người làm chiếc bàn ghế và tủ để trưng bày trong phòng của. Sau khi Hoàng hậu sang Pháp định cư thì bộ bàn ghế được 1 gia tộc ở Huế lưu giữ lại và được chủ nhân Long Việt đấu giá mang về.

Chiếc giường của công chúa Phương Dung 

Khi mà công Nguyễn Phúc Phương Dung - Con gái của Vua Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương ra đời, Vua Bảo Đại đã ra lệnh làm ra chiếc giường bằng một cây gỗ thuỷ tùng đỏ hay còn gọi là cây thông nước có tuổi đời trên 100 năm và được 3 người thợ lành nghề làm trong hơn 3 tháng trời mới hoàn thiện. Sau khi Vua Bảo Đại thoái vị Hoàng hậu dẫn 5 người con sang Pháp định cư, chiếc giường được các gia tộc khác giữ và sau này được chủ nhân của Long Việt đấu giá đem về trưng bày tại đây. 












Bình luận
Đánh giá của bạn:
084 224 1111