Tư vấn

CHIẾU DỜI ĐÔ VÀ NHỮNG CHI TIẾT ĐI VÀO LỊCH SỬ

CHIẾU DỜI ĐÔ VÀ NHỮNG CHI TIẾT ĐI VÀO LỊCH SỬ

Vua Lý Công Uẩn không phải vị vua gắn liền với những trận chiến chống giặc ngoại xâm, tuy nhiên ông vẫn là một trong những vị vua chói sáng của lịch sử dân tộc Việt bởi tác phẩm “Chiếu dời đô” được lưu truyền đến tận ngày nay.

 

“Chiếu dời đô” được viết năm 1010, sau 8 tháng san khi vua Lý Công Uẩn lên ngôi. Nội dung bản chiếu thể hiện được tâm huyết của vua đối với dân tộc nhằm thông báo quyết định rời đô đến đông đảo nhân dân khi ông nhận thấy vùng đất Hoa Lư không còn phù hợp, còn Thăng Long thì có rất nhiều những điều kiện thuận lợi để phát triển cả về kinh tế, văn hóa. 

 

Trong cuộc đời làm vua của Lý Công Uẩn, dời đô có lẽ là một quyết định mang tính lịch sử có tầm nhìn đúng đắn nhất. Trước đó khi ngự trị ở Hoa Lư, tiền triều của nhà Lý là nhà Lê tồn tại được 30 năm thì sụp đổ, còn tiền triều của nhà Lê là nhà Đinh cũng chỉ tồn tại được vỏn vẹn 13 năm. Còn sau khi rời về Thăng Long, vua Lý Công Uẩn - Lý Thái Tổ mở ra được 216 năm nhà Lý và trở thành vương triều hưng thịnh và lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.  

Kéo dài 216 năm, tuy nhiên 2 năm cuối cùng thực chất chẳng còn là của nhà Lý khi Lý Chiêu Hoàng chỉ là bù nhìn, cầm triều chính lúc bấy giờ thực sự đã dưới tay của Trần Thủ Độ. Tức là nhà Lý chỉ nắm thực quyền 214 năm. Những hậu duệ của nhà Lý sau này có phát hiện điều trùng hợp trong bản Chiếu dời rằng bản chiếu dời đô này được viết với tổng cộng 214 chữ. Chi tiết này càng cho thấy bản chiếu dời đô như một điều dự báo trước của Lý Thái Tổ về tương lai xã tắc. Có những ý kiến cho rằng, nếu như vua Lý Thái Tổ khi đó viết Chiếu dời đô dài thêm thì có thể nhà Lý cũng sẽ tồn tại được lâu hơn. 

 

Có thể nói, bản Chiếu dời đô không chỉ phản ánh khát vọng và ý chí tự cường một dân tộc, tầm nhìn mang tính thời đại của Lý Công Uẩn 1000 năm về trước mà còn có những giá trị nghệ thuật và nội dung to lớn. Là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng, cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng. Nội dung của chiếu dời đô thể hiện tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập..vv, trở thành một áng văn bất hủ và tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, áng văn của bước ngoặt hào hùng dân tộc Việt Nam. 

Năm 1028 khi vua Lý Công Uẩn băng hà, để ghi nhớ công ơn của người, các hậu duệ đã khắc bản Chiếu này ra thành 12 bản sao trên gỗ vàng tâm. Tuy nhiên do biến cố thăng trầm của lịch sử, 11 bản đã hoàn toàn bị thất lạc. Bản sao duy nhất còn lại cũng bị lưu lạc nhiều nơi, sang cả Pháp và Mỹ và hiện tại đang được trưng bày tại trong nhà Tâm Long của Long Việt. 

Những du khách đến với Long Việt khi nhìn qua đều nghĩ bản chiếu này được khắc trên đồng, nhưng thực chất là khắc trên gỗ vàng tâm. Gỗ vàng tâm là một loại gỗ quý không cong, không mối mọt. Trải qua hàng nghìn năm, gỗ đã bị hóa thạch nên nhìn rất giống với đồng.

 

Bình luận
Đánh giá của bạn:
084 224 1111