Tư vấn

Nhà Tâm Long

Nhà Tâm Long

Là ngôi nhà được xây dựng đầu tiên tại Long Việt, nghĩa là Trái tim rồng, cũng là ngôi nhà trung tâm của Long Việt. Nhà Tâm long tọa lạc ở vị trí cao nhất trong toàn bộ khu đất, gia chủ đã phục dựng những nét văn hóa thờ cúng cổ xưa. Đây cũng là ngôi nhà thi công lâu nhất với thời gian 1 năm, quá trình thi công ngôi nhà này cũng xảy ra rất nhiều chuyện kỳ lạ về việc gia chủ luôn được báo truớc những sự việc sẽ xảy đến hay những điều may mắn luôn được dự báo truớc.

Không gian chính của ngôi nhà Tâm Long: Trưng bày những dòng gốm truyền thống nổi tiếng của Việt Nam. Bên trong gian chính của ngôi nhà 5 gian 2 trái là những tác phẩm Gốm tiêu biểu cùng với hệ thống 3 gian thờ tự. Ở chính giữa là gian thờ Quốc-ban thờ cộng đồng dành cho người dân dâng hương. Bên trên ban thờ bức hoành phi là 3 chữ Hán “ Đức-Lưu-Quang” với ý nghĩa là đức độ tỏa sáng, lưu truyền chữ Đức tới muôn đời sau, cháu con cùng hưởng phúc đức của tổ tông mà hưng thịnh.

Bản sao “Chiếu dời đô” của vua Lý Công Uẩn

Là bản khắc duy nhất còn được lưu giữ lại ở khu vực phía Bắc. Tuơng truyền năm 1010, sau khi vua Lý Công Uẩn băng hà, để lưu giữ và tri ân công lao của ông với non sông xã tắc, các triều đại sau là hậu duệ nhà Lý đã sao chép từ bản chính của chiếu dời đô thành 12 bản, khắc trên gỗ vàng tâm và đuợc sơn son thiếp vàng. Đây là những bản chiếu dành để tặng cho các quan tri phủ, trải qua bao biến thiên và thăng trầm của lịch sử, 11 bức chiếu dời đô sao chép lại đã hoàn toàn thất lạc. Hiện nay chỉ còn duy nhất bức chiếu này đang đuợc lưu giữ và bảo quản tại Long Việt. Chiếu dời đô thể hiện những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn mang tính thời đại của một vị vua Đại Cồ Việt 1000 năm về trước, khi ông chọn Đại La làm kinh thành. Nội dung của chiếu dời đô cũng trở thành một áng văn bất hủ và tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, thể hiện ở các yếu tố: Tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập..vv. Đó là một áng văn của thời khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng Long - một bước ngoặt hào hùng của dân tộc Việt Nam. 

Gian thờ Cha

Những chiếc ấm trà và bình rượu tượng trưng có ý nghĩa mỗi con người khi sinh ra ai cũng chỉ có một người cha duy nhất và điều đó được thể hiện thông qua bộ ấm trà lớn của dòng gốm Bát Tràng. Ngoài tiệc trà tiệc rượu, trong nhà không thể thiếu những chiếc tẩu nhỏ dùng để hút thuốc hay những bộ bàn đèn.

Gian thờ Mẹ

Trong truyền thống của nguời Việt, mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất gia đình. Chiếc bình vôi có ý nghĩa gắn liền với những công dụng để các bà các mẹ tôi vôi ăn trầu. Ý nghĩa thứ hai đó là mang lại sự may mắn cho gian đình và là vật trừ tà ma nên khi đặt bình vôi, các bà các mẹ luôn đặt miệng của bình vôi hướng ra bên ngoài cửa. Và ý nghĩa cuối cùng gắn liền với phong tục dân gian của người Việt Nam trong lễ cưới hỏi là khi trong nhà có người con trai lớn lấy vợ,  khi đón dâu về nhà chồng bà mẹ chồng sẽ mang chiếc bình vôi vào cất trong gian trái của ngôi nhà với ý rằng cất giữ quyền lực trong gia đình. Ở đây còn có nhiều hiện vật Bình Vôi với niên đại cũng đã vài trăm năm.

Hai bức tranh được làm từ hàng nghìn đồng trinh cổ

Hai bứa tranh làm từ hàng nghìn đồng trinh cổ sau đó dát vàng lên, theo các nghệ nhân kể lại, để làm đuợc hai bức tranh với tuổi đời vài trăm năm này, 6 nguời thợ lành nghề đã phải làm ròng rã trong nhiều tháng trời, tỷ mỷ dát từng đồng trinh, sau đó phủ keo ta và mài từng nuớc một, đó chính là hai bức tranh mà quý vị nhìn thấy trên 2 gian thờ cha và gian thờ mẹ, bức “Sen hạc” bên tay phải và “Tùng hạc” bên tay trái.

 

084 224 1111