Tư vấn

Nhà Quan Văn

Nổi bật ở ngôi nhà quan Văn là nét thanh tao, nhẹ nhàng trong khung cảnh. Một điểm khác biệt so với ngôi nhà ông quan Võ là nét kiến trúc “nội chủ ngoại khách” với hai bộ trường kỉ. Bên ngoài hiên chính là không gian tiếp khách chính của quan Văn, bộ trường kỉ trong nhà sẽ là không gian để dành cho gia đình.

Chính giữa nhà ông quan Văn là “án thư”- nơi quan Văn làm việc hàng ngày. Hai bên án thư là hai chiếc ấm nhỏ đựng mỡ trâu hoặc mỡ bò bên trong, dùng để đốt lấy ánh sáng vào bên đêm cho gia đình.

Bên phía tay phải là sập ba thành với chiếc gối Nghê - chiếc gối dành cho quan Văn gối tay khi làm việc. Đặc biệt, bên trong chiếc gối Nghê này nghệ nhân khoét rỗng để quan có thể đựng mực tàu.

Bên gian phải của ngôi nhà ông quan Văn là bức hoành phi với vế đối “Đông bích đồ thư” mang ý nghĩa bên bức tường đông có cả một tường sách. Bên tay trái là vế đối “Tây viên hàn mặc” có nghĩa bên hướng tây của ngôi nhà có cả một hồ mực lớn. Nhà quan Văn còn có bốn vế đối thể hiện sự hưởng thụ của thi nhân xưa trong bốn mùa nhìn từ bên gian phải của sang bên gian trái đó là:

-“Xuân phong”- gió xuân: mùa xuân thì hưởng gió

-“Hạ vũ” - mưa mùa hè: mùa hè thì hưởng mưa

-“Thu nguyệt”- trăng mùa thu: mùa thu thì hưởng trăng

-“Đông hàn” - cái lạnh mùa đông: mùa đông thì hưởng lạnh.

Với bộ khung ngôi nhà nguyên bản đời con cháu thứ 11 của chúa Trịnh này, còn có dấu khắc chữ “chiện” là dấu chiện của nhà vua. Dưới thời Phong kiến chỉ có tầng lớp con cháu vua chúa mới được phép khắc chữ “chiện” trong nhà; với dân thường nếu khắc chữ “chiện” trong nhà sẽ bị coi là phạm húy nhà vua và bị xử tội rất nặng.

084 224 1111