Tư vấn

Nhà Địa chủ

Nhà Địa chủ

Ở ngôi nhà Địa chủ này, Long Việt đã phục dựng hoàn toàn  mẫu nhà Địa Chủ thuở xưa, với khoảng sân rất rộng và những chiếc chum vại lớn nhỏ dùng để hứng nước mưa hay làm tuơng, làm mắm, muối cà, phục vụ cho quá trình  sinh hoạt hàng ngày. Người Địa chủ thời xưa luôn gắn sự giàu có của mình với hình ảnh “sân gạch-nhà ngói-cây mít”.

Bên cạnh đó trong gia đình người Địa chủ còn luôn có “chuối đằng sau, cau đằng trước” với hàng cau ngay trước sân ngôi nhà. Bên góc tay phải là giếng đá ong được Long Việt tạo dựng từ đá ong nguyên khối để tái hiện giếng nhà trong văn hóa làng quê.

Sập gụ-Tủ chè-Trường kỷ”: Điểm đầu tiên, trên ban thờ gia tiên có bộ giá sắc phong này - nơi đặt chiếu chỉ của Vua khi Vua ban chiếu, mọi người sẽ biết được địa vị của ông Địa chủ trong nhà không những giàu có mà còn có chức sắc và làm quan trong triều.

Chỉ có tầng lớp Địa chủ hay quan lại giàu có thì mới xây được những ngôi nhà mái ngói và nhà có cửa như cửa trấn song hay cửa bức bàn còn tầng lớp bần nông nghèo khó xưa kia nhà là nhà tranh vách nứa và trong nhà thường không có cửa.

Cửa trong ngôi nhà chính thường chỉ mở 2 gian cửa cạnh còn cánh cửa chính luôn được đóng lại. Cửa chính này chỉ mở ra vào các dịp lễ, tết, và chỉ có những người đàn ông, con trai mới được phép đi bằng lối cửa chính còn các bà các mẹ sẽ chỉ được phép đi lối cửa phụ 2 bên. Điều này thể hiện quan niệm “trọng nam khinh nữ” dưới thời Phong kiến người Việt Nam nhưng có ý nghĩa nhắc nhở con cháu khi dâng hương trên ban thờ gia tiên, nếu đi ra ngay từ lối cửa chính là sẽ quay lưng lại với ông bà tổ tiên trong gia đình.

Bậc cửa ngôi nhà khá cao: Hàm ý nhắc nhở cháu con khi bước qua ngưỡng cửa này ai cũng phải cúi đầu nhìn và từ tốn bước qua từng chân một, dạy con cháu tính nhẫn nại và cúi đầu bước qua cũng là lời chào đầu tiên dành cho các bậc cha chú trong nhà.

084 224 1111